CẨM NANG DU LỊCH HAI DƯƠNG

Đi du lịch Hải Dương vào thời gian nào là thích hợp nhất:

Thời gian này là sau tết Âm lịch. Lúc này, trên khắp các huyện, xã của Hải Dương đều tổ chức các lễ hội đầu xuân. Một số lễ hội lớn như:

– Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc (ngày 10 tháng giêng Âm lịch) được tổ chức tại khu danh thắng di tích Côn Sơn và đền Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh.

– Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng Âm lịch, tại làng Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc;

– Lễ hội đền Cao được tổ chức vào từ ngày 22 đến 24 tháng giêng Âm lịch hàng năm, tại xã An Lạc, thành phố Chí Linh;

– Lễ hội Tuần Tranh (ngày 14 tháng 2 Âm lịch) ở thôn Thanh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang;

Đến Hải Dương bằng gì?

Dương như: máy bay, xe khách, tàu hỏa, ô tô,… Sau đây là một số gợi ý khi đến Hải Dương từ một số thành phố lớn.

HÀ NỘI ĐI HẢI DƯƠNG

Máy bay: hiện nay các hãng hàng không chưa khai thác tuyến bay này. Nên các bạn hãy sử dụng các phương tiện đường bộ để từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương nhé.

Xe khách: các nhà xe Đức Phúc, Linh Yến, Mai Trang,… có giá vé từ 50.000đ – 80.000đ/ vé.

Tàu hỏa: các tàu HP1, LP5, LP7 có giá vé từ 30.000đ – 80.000đ/ vé tùy vào loại chỗ ngồi.

Xe máy: với khoảng cách 55 km thì chỉ mất hơn một tiếng chạy xe. Đối với những bạn yêu thích những con đường thì lựa chọn này không tồi.

ĐÀ NẴNG ĐI HẢI DƯƠNG

Máy bay: bạn có thể dùng phương tiện này bay đến Hà Nội. Sau đó, di chuyển bằng đường bộ về Hải Dương. Các chuyến bay Đà Nẵng – Hà Nội có giá vé từ 1.400.000đ – 4.000.000đ/ vé khứ hồi.

Xe khách: nhà xe Vạn Lục Tùng có giá vé 350.000đ/ vé.

Tàu hỏa: phương tiện này hiện chưa được đi vào khai thác ở tuyến này nên bạn thông cảm nhé. Tuy nhiên bạn có thể đi tàu đến Hà Nội, sau đó tiếp tục đi xe về Hải Dương. Vé tàu Đà Nẵng – Hà Nội từ 370.000đ – 1.250.000đ/ vé tùy vào loại chỗ ngồi.

TP HỒ CHÍ MINH ĐI HẢI DƯƠNG

Máy bay: tuyến bay thẳng chưa có nên bạn có bay đến Hà Nội sau đó di chuyển tiếp về Hải Dương. Các chuyến bay Tp Hồ Chí Minh – Hà Nội có giá từ 2.000.000đ – 4.000.000đ/ vé khứ hồi.

Xe khách: nhà xe Nhẫn Việt, Hoàng Phong, An Sinh,… có giá vé từ 800.000đ – 850.000đ/ vé.

Tàu hỏa: bạn có thể di chuyển đến ga trung gian Hà Nội. Sau đó bắt xe về Yên Bái. Vé tàu Tp Hồ Chí Minh – Hà Nội có giá từ 400.000đ – 1.400.000đ/ vé tùy loại chỗ ngồi.

Nếu bạn cần bay đến Hà Nội có thể liên hệ đặt vé qua đại lý tại ticketing@travelshopvietnam.com hoặc gọi đến số: 0932726357 để được tư vấn hỗ trợ.

Đến Hải Dương di chuyển bằng gì?

Một số địa điểm cho thuê xe máy tại Hải Dương:

Cho thuê xe máy Thanh Bình: 139 Ngô Quyền, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 625 1391.

Cho thuê xe máy Nam Cường: số 10 đại lộ 30-10, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 389 4888.

Cho thuê xe máy Thanh Đông: Km1, Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 389 1450.

Cho thuê xe máy Hoàng Nguyên: 444 Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 389 2478.

Cho thuê xe máy Tân Hương: số 1 Đền Thánh, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 384 3546.

Cho thuê xe máy Hòa Bình: 8/3 Đền Thánh, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 385 0723

Cho thuê xe máy Hoa Hồng: 6 Hồng Quang, Tp Hải Dương. Điện thoại: 0320 385 4564.

Thuê ô tô tự lái

Hiện tại thì dịch vụ này chưa phổ biến tại Hải Dương. Khám Phá Di Sản xin cập nhật đến bạn sớm nhất có thể.

Đi đâu chơi khi đến Hải Dương?

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn nằm ở địa phận phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh. Quần thể di tích này có vị trí đắc địa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Côn Sơn Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Đông Bắc.

Khu danh thắng được bao quanh bởi núi, rừng cây, suối chảy quanh năm. Trong khu di tích Côn Sơn còn có rất nhiều các công trình cổ.

Chùa Côn Sơn phát triển rực rỡ nhất trong thời kỳ triều đại nhà Trần. Đây là một trong ba địa điểm trung tâm của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm).

Vùng đất Côn Sơn này cũng là nơi được nhiều các danh nhân, anh hùng dân tộc nổi tiếng chọn làm nơi dừng chân và sinh sống, có thể kể đến như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán…

Trải qua quá trình lịch sử thăng trầm, khu di tích danh thắng Côn Sơn vẫn còn bảo tồn và lưu giữ gần như còn nguyên vẹn các công trình văn hóa cổ. Sau đây là một số điểm đến trong thắng cảnh Côn Sơn Hải Dương nhất định bạn phải ghé thăm:

Chùa Côn Sơn

Chùa nằm ngay tại chân núi Côn Sơn, chùa có niên đại từ trước thời Trần. Khi thiền phái Trúc Lâm ra đời chùa bắt đầu bước vào giai đoạn hoàng kim. Đến thời Hậu Lê, chùa đã được xây dựng và mở rộng ra quy mô lớn hơn.

Trải qua bao năm tháng chiến tranh, thăng trầm của lịch sử, chùa Côn Sơn vẫn nằm lặng lẽ yên bình trong tán lá cây rừng.

Tòa thượng điện chính trong chùa có bức tượng Phật A Di Đà cao 600 m. Phía sau tòa thượng điện là nhà thờ tổ của các vị Thánh Thần thiền phái Trúc Lâm, cùng các vị danh nhân tướng lĩnh thời nhà Trần. Sân chính của chùa có cây đại cổ thụ tuổi đời hơn 600 năm tuổi.

Tham quan chùa Côn Sơn chính là tìm về nơi cội nguồn dân tộc, nơi chỉ có sự yên bình, thanh tịnh.

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đây là một công trình mới được xây dựng, khởi công năm 2000 và hoàn thành sau 2 năm sau đó. Đền thờ được lập lên để tưởng nhớ và kỷ niệm 600 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Ngôi đền nằm giữa hai ngọn núi là An Lạc và Ngũ Nhạc, có suối Côn Sơn chảy qua bên phải. Khuôn viên đền thờ Nguyễn Trãi rộng khoảng 10.000 m2. Trong khuôn viên bao gồm rất nhiều các công trình nhỏ như: nhà bia, hồ giải oan, các nhà tả – hữu vu…

Cũng giống như chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi được bao quanh bởi các tán rừng cây cổ thụ, cho không gian rất yên bình và tĩnh lặng.

Giếng ngọc

Theo các câu chuyện kể lại, giếng nước được tìm thấy do thần linh báo mộng cho thiền sư Huyền Quang. Giếng ngọc nước trong lành mát lạnh, giếng có nước quanh năm ngay cả những mùa khô hạn nhất, nước giếng cũng không hề bị đục khi mưa nhiều.

Nước Giếng ngọc tinh khiết nên nguồn nước này luôn được dùng để làm các nghi lễ cúng tế trong chùa.

Bàn cờ tiên

Đỉnh núi Côn Sơn chỉ cao khoảng 300 m. Trên đỉnh núi có Bàn cờ tiên, thực ra đây chính là một tảng đá lớn nằm trên đỉnh núi, tảng đá có bề mặt khá bằng phẳng và rộng, bạn đi từ chùa Côn Sơn, leo khoảng 600 bậc đá là tới Bàn cờ tiên.

Đứng trên khu vực Bàn cờ tiên bạn có thể phóng tầm mắt quan sát được một vùng rộng lớn của thành phố Chí Linh, xa hơn có thể nhìn thấy Lục Đầu Giang, địa phận tỉnh Bắc Giang.

Thạch Bàn

Thạch Bàn chính là một tảng đá lớn bằng phẳng gần giống như Bàn cờ tiên. Tương truyền, Thạch Bàn là nơi danh nhân Nguyễn Trãi hay nghỉ dừng chân thư giãn, ngắm cảnh, ngâm thơ.

Thạch Bàn nằm ngay bên suối Côn Sơn, nước suối chảy róc rách cùng với tiếng chim hót, gió thổi tán lá trong rừng cây… tạo nên một không gian yên bình đầy cảm súc.

Nơi đây cũng chính là địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đầu tiên trước khi đến thăm di tích danh thắng Côn Sơn.

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc cách Khu du lịch danh thắng Côn Sơn khoảng 5 km. Đền nằm ngay bên cạnh sông Thái Bình, bên kia sông là địa phận tỉnh Bắc Giang.

Tên của đền chính là cụm từ ghép của tên địa danh 2 làng Kiếp và làng Bạc, ngày nay là 2 làng Vạn Yên và Dược Sơn. Sau đền Kiếp Bạc là dãy núi Rồng, sông núi đã giúp cho đền Kiếp Bạc có một vị trí đắc địa, vừa kín đáo và rất thơ mộng.

Trong giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, đền Kiếp Bạc Côn Sơn là nơi đóng quân chính của vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo. Đền thờ Hưng Đạo Vương được xây dựng vào thế kỷ thứ 14, đền thờ nằm ở vị trí đẹp tại thung lũng Kiếp Bạc, có hồ nước, cánh đồng bao quanh.

Xung quanh đền có nhiều cây cổ thụ lớn tạo tán rộng, làm tăng thêm sự tĩnh mịch, linh thiêng của đền Kiếp Bạc. Ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, lễ hội đền Kiếp Bạc được chính quyền địa phương tổ chức long trọng, thu hút đông đảo khách du lịch thập phương đến tham quan và vui chơi.

Văn miếu Mao Điền

Văn miếu Mao Điền Hải Dương chỉ đứng sau Văn miếu Hà Nội về mức độ quy mô và giá trị lịch sử. Nằm ngay sát Quốc lộ 5A thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Bạn có thể quan sát nhìn thấy được Văn miếu Mao Điền ngay trên đường Quốc lộ.

Cổng vào Văn miếu rộng, có cây gạo xù xì to ngay canh lối vào, bên trong bao gồm các công trình: miếu Thổ Cờ, Văn Miếu môn, Nhà bia Tiến sĩ, Thiên Quang tỉnh, cột cờ, gác Chuông – Trống, nhà Đông vu và Tây vu…

Lễ hội Văn miếu Mao Điền được tổ chức vào ngày 18 tháng 02 Âm lịch hàng năm, đây là điểm đến du lịch văn hóa ấn tượng của tỉnh Hải Dương.

Động Kính Chủ – Đền Cao An Phụ

Động Kính Chủ nằm ở núi Dương Nham thuộc địa phận thôn Dương Nham, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, trên đỉnh núi có tượng đài Hưng Đạo Vương, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy dòng sông Kinh Thầy uốn lượn từ đằng xa. Nhìn về hướng Bắc là dãy núi đá vôi nằm nổi bật giữa một vùng đồng bằng toàn các cánh đồng lúa.

Động Kính Chủ là động đẹp nhất trong dãy núi Dương Nham. Ngoài ra dãy núi này còn có nhiều hang động khác cũng rất đẹp như hang Trâu, hang Bàn Cờ…

Bên trong động Kính Chủ là chùa Kính Chủ, chùa Phật và các vị thiền sư của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa còn rất nhiều bia đá có ghi lại các bút tích của các vị danh nhân khi đến thăm nơi đây.

Động Kính Chủ, núi An Phụ, dãy núi Dương Nham là địa danh du lịch nổi tiếng của Hải Dương. Đến với nơi đây bạn sẽ được hiểu biết sâu hơn về lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chùa Giám

Chùa Giám Hải Dương là nơi danh y Tuệ Tĩnh từng sinh sống và làm việc bốc thuốc cứu người. Chùa thuộc địa phận xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, cách Quốc lộ 5A không xa.

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 17. Chùa Giám cổ được xây dựng gần đê sông Thái Bình. Vào năm 1971, chùa Giám được phục dựng và di dời đến địa điểm xã Cẩm Sơn như hiện nay.

Kiến trúc của chùa nổi bật với phong cách kiến trúc cổ giai đoạn thế kỷ 17 và 18. Chùa Giám có tòa cửu phẩm liên hoa, xây dựng quy mô rất lớn, các vật dụng, chi tiết được trang trí trạm khắc tinh xảo.

Đình Mộ Trạch

Đình Mộ Trạch nằm ở làng Mộ Trạch, nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Đình Mộ Trạch chính là Nhà thờ thủy tổ Họ Vũ.

Tuy chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhưng Mộ Trạch từ xưa đến nay nổi tiếng với truyền thống hiếu học và thành đạt của các thế hệ. Từ thời xưa làng đã có rất nhiều người đạt học vị tiến sĩ.

Đền Cao

Đền Cao thờ 5 thần họ Vương, đây là các vị tướng quân của vua Lê Hoàn (Tiền Lê). Đền thuộc địa phận xã An Lạc, thành phố Chí Linh. Mọi người hay nhầm địa danh này với chùa Cao ở núi An Phụ, vì 2 địa điểm này cách nhau cũng không xa.

Quần thể các công trình của đền được xây dựng theo hình chữ “đinh” Khuôn viên bao quanh đền các các cây lim cổ thụ to lớn, luôn xanh tốt quanh năm.

Bạn sẽ phải leo hơn 100 bậc đá để lên được tới sân đền, tại vị trí này có rất nhiều các tượng hình con voi, con ngựa bằng đá, biểu tượng cho các trận đánh chiến thắng chống giặc ngoại xâm.

Đền Cao là điểm đến văn hóa lịch sử giá trị của tỉnh Hải Dương.

Bến Bình Than

Trong sử sách đã ghi lại rất nhiều chi tiết địa điểm bến sông này. Đây chính là một địa điểm rất nổi tiếng, là nơi vua tôi nhà Trần họp bàn việc nước về việc chống quân Nguyên – Mông xâm lược.

Bến Bình Than hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về địa điểm chính thức. Một số sử sách ghi lại, Bến Bình Than nằm ở thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, Hải Dương ngay sát sông Kinh Thầy.

Một địa điểm khác ghi nhận cũng là bến Bình Than là bến đò Bình Than ở đê sông Đuống, thuộc thôn Bình Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Nếu thực sự yêu thích tìm hiểu lịch sử, bạn có thể đến cả 2 địa điểm trên để khám phá nhé.

Đảo cò Chi Lăng Nam

Đảo cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Khu du lịch đảo cò Hải Dương là một đảo nhỏ nằm giữa một khu hồ, trên đảo cây cối rậm rạp quanh năm xanh tốt. Đây chính là nơi cư trú của hàng ngàn cá thể cò đủ mọi loại cò, từ cò trắng, cò đen, cò lửa…

Ngoài cò, đảo còn có loài vạc, le le… cùng rất nhiều loài chim quý khác cùng sinh sống. Đảo cò Chi Lăng đúng là một nơi hết sức đặc biệt. Với khoảng diện tích kiêm tốn chỉ hơn 2.000 m2 khu vực đảo cò giống như một khu bảo tồn thiên nhiên của Hải Dương.

Khách đến tham quan đảo cò nên quan sát từ xa. Không nên đến quá gần đảo sẽ ảnh hưởng đến đàn cò.

Đền thờ Chu Văn An – Khu di tích Phượng Hoàng

Đền thờ Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc phường Cộng Hòa, thành phố Chí linh. Đền được xây dựng để tưởng nhớ Chu Văn An, người thầy đức cao vọng trọng của nền giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến.

Khu du lịch Phượng Hoàng vừa là nơi du lịch tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái rất thú vị. Xung quanh khu di tích là các cánh rừng thông xanh mướt, những con suối len lỏi chảy róc rách ngày đêm. Địa điểm này thích hợp cho chuyến đi dã ngoại, leo núi, cắm trại ngắn ngày.

Làng gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu từ thời xa xưa, cách đây hơn 500 năm đã tồn tại và phát triển rực rỡ, sản phẩm gốm sứ Chu Đậu thời đó được các nhà buôn phương Tây phân phối trao đổi mua bán trên khắp thế giới. Nhiều bảo tảng ở châu Âu, Mỹ hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, các sản phẩm gốm tinh xảo của làng nghề Chu Đậu.

Trải qua quá trình thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh thời phong kiến Đàng Trong – Đàng Ngoài, đã làm mai một và biết mất một làng nghề, một tinh hoa giá trị văn hóa của người Việt. Nhiều bí quyết làm gốm đã bị thất truyền.

Ngày nay, để gây dựng lại nghề làm gốm, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực tạo chính sách phát triển gây dựng lại làng nghề.

Đến thăm làng gốm Chu Đậu Hải Dương, bạn sẽ được trực tiếp quan sát các thợ thủ công làm gốm, hoặc có thể tham gia trải nghiệm nặn gốm như ở Bát Tràng, và nhớ đừng quên mua một vài sản phẩm gốm sứ mang về làm quà nhé!

Đặc sản Hải Dương

Hải Dương, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi đây có các món ăn giản dị, không cầu kỳ nhưng hương vị luôn đặc biệt, chỉ vùng đất Hải Dương mới làm ngon nhất được.

Sau đây là một số đặc sản, món ăn truyền thống của Hải Dương nhất định bạn phải thử:

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh Hải Dương từ lâu đã quá nổi tiếng khắp các vùng miền đất nước. Sản phẩm bánh đậu xanh ngày nay được làm rất đa dạng về hương vị và mẫu mã.

Ngoài hương vị truyền thống đậu xanh, bánh còn có thêm hương vị trà xanh, khoai môn… rất độc đáo. Cũng có loại bánh có hạt sen làm nhân, hoặc làm bằng bột đậu đỏ.

Bánh đậu xanh truyền thống có hương vị bùi của đậu, vị ngậy béo của mỡ, vị ngọt của đường và hương thơm thoang thoảng của hoa bưởi. Ăn bánh thường kèm một tách trà xanh để giảm vị ngọt, tạo vị giác ngon miệng.

Bánh được chia thành từng khối vuông nhỏ, tất cả được bọc ngoài một lớp giấy thấm mỡ, sau đó đóng vào hộp trang trí bắt mắt. Bánh đậu xanh chính là biểu tượng, hương vị quê hương của người Hải Dương.

Bánh gai Ninh Giang

Tuy không phải là vùng đất sinh ra bánh gai nhưng bánh gai Hải Dương cũng có một hương vị ngon riêng.

Gạo nếp sẽ được xay ra, kết hợp với lá gai để tạo màu, sau đó chế biến thành bột làm vỏ bánh gai.

Nhân bánh gai là đỗ, dừa non, vừng, hạt sen…có vị ngọt thanh, vị ngậy thơm của các loại nguyên liệu. Bánh gai được bán nhiều nơi ở Hải Dương nhưng nổi tiếng và ngon nhất vẫn là bánh gai Ninh Giang.

Vải thiều Thanh Hà

Vải thiều Thanh Hà Hải Dương được mệnh danh là vua của các loại vải, vì hương vị thơm ngon thuần khiến chỉ có vùng đất ở huyện Thanh Hà trồng mới được chất lượng như vậy.

Vải thiều Hải Dương thường được thu hoạch vào khoảng thời gian tháng 5. Lúc này, khắp đường làng ngõ xóm, cánh đồng, người người nhà nhà đều tham gia thu hoạch vải.

Tại các khu chợ, cánh thương lái xếp hàng dài chờ mua vải để vận chuyển bán tại các nơi khác. Người mua, người bán tấp nập như trẩy hội.

Vải Thanh Hà ngon nổi tiếng, xưa kia đây chính là đặc sản tiến vua. Quả vải tròn căng, vỏ mỏng, đầu cuống quả không bị sâu, hạt nhỏ, cùi dày màu trắng nõn, vị ngọt thanh, hương thơm dịu mát.

Bún cá rô đồng

Món ăn này có ở rất nhiều nơi, nhưng để ăn bún cá rô đồng chính hiệu thì hãy về đất Hải Dương.

Từ khâu chọn cá và chế biến cũng khá mất nhiều thời gian. Cá rô đồng được chọn là những con to khỏe, lớp vảy cứng.

Cá được mổ, cạo vảy và làm sạch sẽ được cho vào nồi nước đem đun sôi. Cá chín người làm sẽ gỡ phần thịt và phần xương cá riêng ra. Thịt cá sẽ cho trực tiếp vào bát nước dùng, còn xương cá được giã nhỏ để lấy nước cốt, điều này làm tăng thêm hương vị cho bát bún cá.

Rau cần hoặc rau cải được làm sạch, đem luộc qua, rồi cho vào bát dùng, trộn cùng phần thịt cá, thêm các gia vị, rau thơm, ớt, hành hoa… Các loại gia vị góp phần khử bớt mùi tanh của cá, nhưng thực chất cá rô đồng cũng không hề tanh.

Thưởng thức bát bún cá rô đồng vào những ngày đông giá rét sẽ nhanh chóng làm sưởi ấm cho cơ thể bạn, bún cá ngon, ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi và lại muốn quay lại Hải Dương.

Rươi Tứ Kỳ

Đặc sản ngon khét tiếng ở Hải Dương. Rươi trong năm chỉ có một vụ duy nhất vào khoảng tháng 8 Âm lịch, do vậy giá của rươi cũng đắt hơn so với các món ăn khác.

Con Rươi nhìn lúc còn sống hình dáng thật kinh dị, nhưng khi đem đi chế biến thì đây lại là món thực phẩm bổ dưỡng ngon tuyệt vời. Chả rươi là món ăn chính hay được chế biến từ rươi.

Chả rươi Tứ Kỳ thường được làm theo phương pháp truyền thống. Món ăn này sẽ chinh phục được những thực khách khó tính kén ăn nhất.

Chả rươi được chấm cùng nước mắm tỏi ớt, ăn kèm cùng bún và rau sống sẽ đem lại hương vị ngon ngây ngất khó quên.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Nếu đi Hải Dương chơi mà không mua bánh đa gấc Kẻ Sặt về làm quà thì thật là thiếu sót. Nguyên liệu để làm bánh đa Kẻ Sặt là những thứ rất bình dân như gạo, quả gấc, vừng, lạc, dừa và đặc biệt có thêm một chút gừng tươi.

Trước đây, bánh đa Hải Dương có màu vàng óng như mật ong. Hiện nay, người chế biến cho thêm gấc để tạo màu đỏ nhìn rất bắt mắt.

Bánh đa ở đây không phải ở dạng mảng to như ở những nơi khác, mà được làm cuộn tròn lại giống như làm phở cuốn.

Bánh có hương vị thơm của gấc, vị béo ngậy của vừng, dừa, lạc và vị cay tê tê trên đầu lưỡi của gừng tươi.

Bánh dày Gia Lộc

Du khách có dừng chân ở thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc thì hãy nhớ mua bánh dày về làm quà nhé! Bánh dày Gia Lộc có hương vị độc đáo, đó mùi thơm của xôi nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh. Một lần thưởng thức thực khách sẽ nhớ mãi cảm giác ngon miệng không thể nào quên.

Bánh được ăn kèm với chả hoặc giò lụa, đây chính là món ăn sáng thường xuyên của người dân địa phương nơi đây.

Ở đâu khi đến Hải Dương?

Một số điểm dừng chân mình xin gợi ý đến bạn:

Khách sạn Thanh Bình: 139 Ngô Quyền, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 6251391

Khách sạn Nam Cường: Số 10 đại lộ 30-10, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3894888

Khách sạn Thanh Đông: Km1, Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3891450

Khách sạn Hoàng Nguyên: 444 Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3892478

Khách sạn Tân Hương: Số 1 Đền Thánh, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3843546

Khách sạn Hòa Bình: 8/3 Đền Thánh, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3850723

Khách sạn Hương Nguyê: 555 Bến Hàn, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3844555

Khách sạn Hoa HỒn: 6 Hồng Quang, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3854564

Khách sạn Hữu Ngh: Số 1 Đoàn Kết, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3855859

Khách sạn Phương An: 18.1.3 Tây Nam Cường, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3832832

Nhà nghỉ Việt Hoàng: Hoàng Ngân, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3891789

Nhà nghỉ Phương Lan: 36 Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3892148

Nhà nghỉ Trung Hiếu: 52 Hồng Quang, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3850391

Nhà nghỉ Thanh Dũn: 62 Hồng Quang, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3857065

Nhà nghỉ Nhật Trườn: 1054 Lê Thanh Nghị, Tp Hải Dương, Hải Dương. Điện thoại : 0320 3861783

Hành trình 48h khám phá Hải Dương

Một số lưu ý khi đến với Hải Dương

Bạn cần theo dõi thời tiết trước chuyến đi để tránh những ngày thời tiết quá xấu ảnh hường cho hành trình của mình.

Chuẩn bị trang phục, giày dép yêu thích, cùng với đó là kem chống nắng, mũ rộng vành, áo khoác,…

Chuẩn bị lều, chăn mỏng và vật dụng cần thiết nếu muốn cắm trại ngoài trời.

TỔNG QUAN DU LỊCH KHÁNH HÒA

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.

Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh..., với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa khác. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

NÊN DU LỊCH KHÁNH HÒA VÀO THỜI ĐIỂM NÀO

Từ tháng 1- 8: Mùa khô ngự trị khắp thành phố Nha Trang, thời tiết khá dịu, khô mát, thoáng đãng, vô cùng thích hợp với những chuyến du lịch Nha Trang theo bất cứ hình thức nào.

Tháng 9 – 12: