CẨM NANG DU LỊCH ĐẮK NÔNG

TỔNG QUAN VỀ ĐẮK NÔNG

Vị trí địa lý Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Địa hình Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2.Nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp. Khí hậu Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Thủy văn Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray.. Sông Krông Nô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô. Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3, 4... Dân cư Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 người. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả,... phong phú và đặc sắc.

  1. THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐI DU LỊCH ĐẮK NÔNG

Khí hậu Đak Nông có hai mùa rõ rệt: Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm).

Nếu muốn ngắm thác, bạn nên chọn mùa mưa nhưng nếu muốn di chuyển được dễ dàng hơn, bạn nên chọn mùa khô. Các lễ hội như lễ chúc thọ, lễ cúng lúa mới, lễ hội cồng chiêng lễ Tâm Nghết, lễ đâm trâu… tại nơi này cũng không có thời gian cố định. Vì vậy, các bạn muốn tham gia lễ hội nào thì hãy chịu khó cập nhật những thông tin cần thiết để lên lịch trình cho phù hơp.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐẮK NÔNG

Đi bằng máy bay: Hiện tại, Đắk Nông chưa có sân bay, tuy nhiên, quý khách có thể đáp chuyến bay đến Buôn Mê Thuột, từ đây tiếp tục đón xe đi Đắk Nông.

Đi bằng xe khách: Quý khách có thể mua vé tại các bến xe của mỗi tỉnh hay liên lạc với các hãng xe chất lượng cao có tuyến đến tỉnh này. Lưu ý nên tìm hiểu kỹ về chất lượng xe, giá cả, thời gian xuất bến (ở cả 2 đầu), những địa danh có thể đi qua.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Nếu gần, bạn có thể dùng xe máy hay xe ô tô để đến Đăk Nông. Từ Sài Gòn – Đăk Nông có 2 hướng di chuyển.

+ Một là từ Sài Gòn đi Bình Dương, đến ngã ba Sở Sao đi thẳng về huyện Chơn Thành, đến ngã tư Chơn Thành thì rẽ phải về hướng thị xã Đồng Xoài, tiếp đó, ôm theo vòng xoay TX Đồng Xoài, và chạy thăng theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Đoạn đường dài khoảng 270Km. + Hướng thứ 2 thì sau khi đến ngã ba Sở Sao, rẽ về hướng tay phải về hướng thị xã Đồng Xoài, đến ngã tư Đồng Xoài thì rẽ về tay phải theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông. Đoạn đường dài khoảng 240km. Lưu ý: là đường ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp, nhiều đèo, dốc, cần chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với xe khách ngược chiều chạy ẩu. Nên mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định (có khá nhiều trạm kiểm tra tốc độ). Quý khách có thể tham khảo đặt vé máy bay ticketing@travelshopvietnam.com.

DU LỊCH ĐẮK NÔNG Ở ĐÂU?

Đắk Nông hiện có các loại hình lưu trú như: Homestay, Khách sạn, Nhà nghỉ. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi, tốt nhất các bạn nên lịch hành trình tham quan trước, từ đó bạn sẽ lựa chọn được địa điểm mình muốn nghỉ ngơi. Nên chọn những khách sạn, nhà nghỉ gần điểm tham quan để thuận tiện đi lại.

Để biết nhiều hơn về dịch vụ lưu trú Đak Nông, Quý khách có thể liên hệ hotel@travelshopvietnam.com để được tư vấn và hỗ trợ đặt phòng.

NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC SẢN NGON, NỔI TIẾNG Ở ĐẮK NÔNG

Dù là du lịch Đak Lak hay Đak Nông thì bạn cũng sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản và nổi tiếng mang hương vị đặc trưng của vùng đất cao nguyên nắng gió. Sau đây, là những món ăn đặc sản mà bạn cần biết trước khi xách Balo đến với vùng đất này nhé:

Rượu cần: Chính là món quà mà ông trời ban cho con người chính vì vậy đây không chỉ là là loại đồ uống mà người dân nơi đây yêu thích mà nó còn là món ăn tinh thần của người Đắk Nông dùng để cúng tế trời đất.

Cà đắng: Là món ăn đặc trưng của người Đắk Nông. Đây chỉ là loại cà mọc dại nhưng người dân ở đây thấy đây là loại quả ăn được nên họ đem về trồng từ đó cà đắng là món ăn được thưởng thức hàng ngày của người Đắk Nông. Cà có vị đắng nhưng rất hấp dẫn thường được dùng để nấu canh, kho cá, tép rất ngon và hấp dẫn.

Cơm nang: Khá giống với những món cơm lam của các vùng dân tộc phía Bắc, cơm nấu từ gạo nếp dẻo được nướng trong ống nứa nên có hương rất thơm, vị dẻo ngọt. Cơm ngon nhất là khi được ăn cùng với gà nướng, bò nướng chế biến độc đáo, hương vị đặc trưng của vùng đất Đắk Nông.

Canh thụt: Món ăn bình dị của người Đắk Nông, được chế biến từ đọt mây được cho vào xào với cá hộp, rồi đổ nước, thêm nếm gia vị rồi đun sôi. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng lại có hương vị chua chua cay cay rất ngọt.

Lẩu lá rừng: Khác với những món lẩu nước thông thường, lẩu lá Đắk Nông gồm 20 loại lá khác nhau thêm cùng một số món như: tôm, thịt luộc, nem thính, mắm thịt… khi ăn sẽ cuốn các loại lá cùng các loại món ăn kèm rồi chấm nước mắm pha chế đặc biệt. Mỗi miếng ăn có rất nhiều hương vị: Vị thanh mát, vị chua chua, vị chát chát, cay cay tê, vị ngọt bùi… nên rất lôi cuốn, ăn hoài mà không thấy ngấy.

Các Địa Chỉ Nhà Hàng, Quán Ăn Ngon Tại Đắk Nông

  • Nhà hàng Lodge Đắk Nông - Địa chỉ: khu phố 7, P. Nghĩa Trung – Tx. Gia Nghĩa
  • Nhà hàng Sơn Mã - Địa chỉ: Đường Quang Trung – P. Nghĩa Tân, Tx. Gia Nghĩa - Điện thoại: 0913444770
  • Nhà hàng Hoàng Anh - Địa chỉ: Đường Mạc Thị Bưởi – P. Nghĩa Thành – Tx. Gia Nghĩa
  • Nhà hàng Hải Dương - Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tông – Tx. Gia Nghĩa - Điện thoại: 0501.3544988
  • Quán Cơm Tân Tân – Chợ Gia Nghĩa – Tx. Gia nghĩa
  • Quán ăn Hoàng Ngân – Ngã 3 Hồ Vịt – QL 14 – Tx. Gia Nghĩa.
  • Phở Thìn – Đường 23/3 – P. Nghĩa Trung – Tx. Gia Nghĩa
  • Bún Bà Mô – Đường Lê Thánh Tông – Tx. Gia Nghĩa.
  • Quán thịt dê Thủy Cương – Đường Hùng Vương – P. Nghĩa Thành – Tx. Gia Nghĩa
  • Quán Gia Long – Đường Lê Duẩn – Tx. Gia Nghĩa.
  • Quán Cao Nguyên – Đường nguyễn Văn Trỗi – Tx. Gia Nghĩa

  • NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Ở ĐAK NONG

Hồ Ea Snô: Nằm trên địa phận xã Đắk Rồ – huyện Krông Nô, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 125km, với tổng diện tích mặt nước lên tới 80ha. Đây là hồ nước thiên nhiên ban tặng rất quyến rũ, nước hồ trong soi bóng bầu trời Đắk Nông xanh ngắt, những hàng cây oai nghiêm, hùng dũng. quãng đường di chuyển vào hồ khá khó đi và vất vả. Vì vậy, khi đã vượt qua được con đường này thì Hồ Ea Snô sẽ hiện ra trước mắt bạn như một thiên đường giữa rừng đại ngàn.

Hồ Tây: Có diện tích khoảng 40ha với chiều dài khoảng 2km. Hồ chia làm hai nhánh ôm quanh quả đồi cà phê tươi tốt như một ốc đảo nổi lên giữa vùng cao nguyên lộng gió. Quanh hồ là những khu sinh thái được quy hoạch hoàn thiện với nhiều khu vui chơi, giải trí. Những hình ảnh về nhà thủy tạ, những chiếc ca nô lao đi vùn vụt, hay những chiếc thuyền thiên nga… từ lâu đã làm nên một vẻ đẹp rất riêng cho hồ Tây. Hồ Tà Đùng: Khi ngắm nhìn hồ Tà Đùng từ trên cao, chắc rằng bạn không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của thiên nhiên với hơn 36 hòn đảo lớn nhỏ, nhấp nhô trên mặt hồ. Các bạn có thể thuê ghe để có tận hưởng được không gian yên bình khi lướt trên mặt hồ tĩnh lặng. Cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ

Cả ba thác Đray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ đã làm nên cụm du lịch thác nổi tiếng của Đắk Nông với tổng diện tích lên đến 1.566ha. Mang trong mình mỗi vẻ đẹp khác nhau, mỗi một thác đều kể về những câu chuyện huyền bí của riêng mình. Thác Đray sap được xem là một ngọn thác đẹp và hùng vĩ bậc nhất ở Tây Nguyên với chiều cao khoảng 50m, trải dài đến 100m. Thác gắn liền với truyền thuyết về nàng H’mi xinh đẹp bị quái vật nuốt chửng khi đang ngồi tự tình bên người yêu.

Trong ba ngọn thác thuộc cụm thác này, thác Gia Long là thác thượng nguồn của sông Sêrêpôk. Xưa kia vua Gia Long đã chọn nơi đây làm chốn thưởng ngoạn và đã tự xẻ núi làm thành con đường vào thác thành ra tên thác cũng từ đây mà có.

Khác với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của hai thác Đray Sáp và Gia Long, thác Trinh Nữ lại khoe mình với một vẻ đẹp nhẹ nhàng và hết sức thơ mộng. Thác nằm ẩn mình như nàng thiếu nữ e ấp dưới những phiến đá ngầm. Dưới chân thác là những con đường đá gồ ghề uốn lượn càng làm cho cảnh quan nơi đây thêm phần quyến rũ.

Thác Đắk G’lun (thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức)

Thác Đắk G’lun chỉ cách đường biên giới Campuchia hơn 40km. Vẻ đẹp của Đắk G’lun còn được tạo nên từ những khối đá lớn và bằng phẳng trên đỉnh thác trông hệt như tấm thảm khổng lồ in mây trời khi những ánh nắng bắt đầu chiếu toả ngàn tia sáng lung linh.

Khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nung

Khu du lịch này trải rộng trong diện tích 12.300ha, mang cả những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên lẫn các giá trị văn hoá, lịch sử và nhân văn. Đến khu vực thác 7 tầng, các bạn càng ngây ngất hơn khi ngắm những tán lá phơn phớt màu đỏ au giữa những dòng chảy trắng xoá tung mình trong không trung. Tuy nhiên, đây lại là con thác chưa được đưa vào khai thác du lịch nên rất hạn chế các bạn đến khám phá

Chư Bluk: Là điểm du lịch mới của tỉnh - hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Cảnh quan nơi đây hoàn toàn nguyên sơ do chưa có dấu chân người khai thác. Nằm dọc theo dòng sông Sêrêpôk và gần khu vực thác Dray Sáp, vậy nhưng Chư Bluk lại đầy thách thức với chỉ riêng con đường đến khi phải băng qua những rừng núi hoang sơ khá rậm rạp. Khi đến hang, bạn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ hoang sơ và kỳ bí đến tận cùng. Điều khiến hang động núi lửa Chư Bluk trở nên đặc biệt bởi nó hình thành nhiều nhánh rẽ bên trong động.

Chùa Pháp Hoa: Tọa lạc trên một ngọn đồi ngay trung tâm thị xã Gia Nghĩa với diện tích khoảng 800m2.

Chùa đã có từ năm 1957, với kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên, chia làm hai phần: chính điện và tháp 5 tầng. Từ trên khuôn viên chùa nhìn xuống, bao cảnh quan tuyệt đẹp của phố núi đều sẽ thu vào tầm mắt bạn. Bên trong chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt trong khuôn viên rộng lớn và được bóng hai cây phượng lâu năm che mát.

NHỮNG LƯU Ý KHI DU LỊCH ĐẮK NÔNG

  • Hang động Chư Bluk hay những ngọn thác ở Đắk Nông thực sự rất hoang sơ, đường đi khó, khá dốc nên bạn đi từ từ, đi cùng nhóm mình, chú ý đường đi tránh vấp ngã rất nguy hiểm.
  • Thời tiết của Đắk Nông khá dễ chịu, nhưng bạn vẫn cần chống nắng đầy đủ nha.
  • Nhiều đoạn đường ở Đắk Nông khá khó đi, bạn không nên đi nhanh, giữ an toàn.
  • Vì chưa khai thác du lịch nhiều nên thác còn rất nguyên sơ, nên bạn hãy nhớ đừng lấy gì ngoài những bức ảnh, và đừng để lại gì ngoài những dấu chân nhé.

CẨM NANG DU LỊCH ĐẮK NÔNG

  • TỔNG QUAN VỀ ĐẮK NÔNG

Vị trí địa lý Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Địa hình Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2.Nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp. Khí hậu Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Thủy văn Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray.. Sông Krông Nô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô. Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3, 4... Dân cư Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 người. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả,... phong phú và đặc sắc.

  1. THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐI DU LỊCH ĐẮK NÔNG

Khí hậu Đak Nông có hai mùa rõ rệt: Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm).

Nếu muốn ngắm thác, bạn nên chọn mùa mưa nhưng nếu muốn di chuyển được dễ dàng hơn, bạn nên chọn mùa khô. Các lễ hội như lễ chúc thọ, lễ cúng lúa mới, lễ hội cồng chiêng lễ Tâm Nghết, lễ đâm trâu… tại nơi này cũng không có thời gian cố định. Vì vậy, các bạn muốn tham gia lễ hội nào thì hãy chịu khó cập nhật những thông tin cần thiết để lên lịch trình cho phù hơp.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐẮK NÔNG

Đi bằng máy bay: Hiện tại, Đắk Nông chưa có sân bay, tuy nhiên, quý khách có thể đáp chuyến bay đến Buôn Mê Thuột, từ đây tiếp tục đón xe đi Đắk Nông.

Đi bằng xe khách: Quý khách có thể mua vé tại các bến xe của mỗi tỉnh hay liên lạc với các hãng xe chất lượng cao có tuyến đến tỉnh này. Lưu ý nên tìm hiểu kỹ về chất lượng xe, giá cả, thời gian xuất bến (ở cả 2 đầu), những địa danh có thể đi qua.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Nếu gần, bạn có thể dùng xe máy hay xe ô tô để đến Đăk Nông. Từ Sài Gòn – Đăk Nông có 2 hướng di chuyển.

+ Một là từ Sài Gòn đi Bình Dương, đến ngã ba Sở Sao đi thẳng về huyện Chơn Thành, đến ngã tư Chơn Thành thì rẽ phải về hướng thị xã Đồng Xoài, tiếp đó, ôm theo vòng xoay TX Đồng Xoài, và chạy thăng theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Đoạn đường dài khoảng 270Km. + Hướng thứ 2 thì sau khi đến ngã ba Sở Sao, rẽ về hướng tay phải về hướng thị xã Đồng Xoài, đến ngã tư Đồng Xoài thì rẽ về tay phải theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông. Đoạn đường dài khoảng 240km. Lưu ý: là đường ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp, nhiều đèo, dốc, cần chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với xe khách ngược chiều chạy ẩu. Nên mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định (có khá nhiều trạm kiểm tra tốc độ). Quý khách có thể tham khảo đặt vé máy bay ticketing@travelshopvietnam.com.

DU LỊCH ĐẮK NÔNG Ở ĐÂU?

Đắk Nông hiện có các loại hình lưu trú như: Homestay, Khách sạn, Nhà nghỉ. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi, tốt nhất các bạn nên lịch hành trình tham quan trước, từ đó bạn sẽ lựa chọn được địa điểm mình muốn nghỉ ngơi. Nên chọn những khách sạn, nhà nghỉ gần điểm tham quan để thuận tiện đi lại.

Để biết nhiều hơn về dịch vụ lưu trú Đak Nông, Quý khách có thể liên hệ hotel@travelshopvietnam.com để được tư vấn và hỗ trợ đặt phòng.

NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC SẢN NGON, NỔI TIẾNG Ở ĐẮK NÔNG

Dù là du lịch Đak Lak hay Đak Nông thì bạn cũng sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản và nổi tiếng mang hương vị đặc trưng của vùng đất cao nguyên nắng gió. Sau đây, là những món ăn đặc sản mà bạn cần biết trước khi xách Balo đến với vùng đất này nhé:

Rượu cần: Chính là món quà mà ông trời ban cho con người chính vì vậy đây không chỉ là là loại đồ uống mà người dân nơi đây yêu thích mà nó còn là món ăn tinh thần của người Đắk Nông dùng để cúng tế trời đất.

Cà đắng: Là món ăn đặc trưng của người Đắk Nông. Đây chỉ là loại cà mọc dại nhưng người dân ở đây thấy đây là loại quả ăn được nên họ đem về trồng từ đó cà đắng là món ăn được thưởng thức hàng ngày của người Đắk Nông. Cà có vị đắng nhưng rất hấp dẫn thường được dùng để nấu canh, kho cá, tép rất ngon và hấp dẫn.

Cơm nang: Khá giống với những món cơm lam của các vùng dân tộc phía Bắc, cơm nấu từ gạo nếp dẻo được nướng trong ống nứa nên có hương rất thơm, vị dẻo ngọt. Cơm ngon nhất là khi được ăn cùng với gà nướng, bò nướng chế biến độc đáo, hương vị đặc trưng của vùng đất Đắk Nông.

Canh thụt: Món ăn bình dị của người Đắk Nông, được chế biến từ đọt mây được cho vào xào với cá hộp, rồi đổ nước, thêm nếm gia vị